Return to previous page

Tag Bảo lãnh du học Mỹ

Đặt chân lên đất Mỹ và học tập, là ước mơ của rất nhiều các bạn trẻ Việt Nam hiện nay. Trong số đó, hình thức du học theo dạng người thân bảo lãnh là một trong những hình thức du học được phổ biến nhất.

Nếu bạn đang có ý định du học theo dạng này nhưng chưa biết phải bắt đầu như thế nào, thủ tục, hồ sơ ra sao, hãy đến ngay với những bài viết ở ngay bên dưới bạn nhé với những câu hỏi phổ biến nhất xung quanh việc đi du học Mỹ người thân bảo lãnh các bạn nhé.

Du học dạng bảo lãnh cần chuẩn bị những loại giấy tờ gì?

  • Đơn I-134
  • Giấy chứng nhận của ngân hàng về các khoản gửi ngân hàng
  • Đối với trường hợp kinh doanh tự do thì cần phải nộp giấy chứng nhận đóng thuế 2 năm gần nhất
  • Các loại giấy tờ chứng minh sở hữu: bất động sản, cổ phiếu, các tài sản có giá trị khác,…
  • Chứng nhận của các đơn vị đang làm việc về các khoản thu nhập ổn định mỗi tháng
Du học dạng bảo lãnh cần lưu ý những gì?

Người bảo lãnh cần chuẩn bị những hồ sơ chứng minh khả năng tài sản của mình

Đơn I-134

Đơn I-134 là một tờ cam kết của người thân nhân sẽ bảo trợ tài chính cho người du học sinh trong suốt khoảng thời gian du học ở Mỹ. Nếu người thân nhân này ở Mỹ, thì tờ cam kết này phải được thị thực chử ký ở Mỹ.

Trong trường hợp người thân định cư tại Mỹ, thì giấy I-134 phải được công chứng thị thực bởi luật sư tại Mỹ. Ngược lại nếu người bảo lãnh không sinh sống tại Mỹ thì phải công chứng thị thực đơn I-134 tại Đại sứ quán hay Tòa lãnh sự Mỹ tại nước mà người đó sinh sống.

Bảo lãnh du học Mỹ

Du học theo diện bảo lãnh cần lưu ý những gì?

Ai có thể bảo lãnh du học sinh sang Mỹ học tập?

Dựa trên Luật di trú của chính phủ Hoa Kỳ, một công dân hoặc thường trú nhận tại Hoa Kỳ trên 21 tuổi có thể đứng ra bảo lãnh cho người thân đến Mỹ học tập. Điều kiện cụ thể như sau:

  • IR (Immediate Relatives): vợ chồng, cha mẹ, con cái dưới 21 tuổi của người bảo lãnh.
  • F1 (Family First Preference): Con cái độc thân trên 21 tuổi
  • F3 (Family Third Preference): con cái trên 21 tuổi đã kết hôn
  • F4 (Family Fourth Preferen): anh chị em của công dân Hoa Kỳ

Bên cạnh đó, nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến người bảo lãnh của mình, hãy liên hệ với những trung tâm tư vấn du học Mỹ uy tín để họ có thể đưa ra giúp bạn những lời khuyên hữu ích nhất bạn nhé.

Những lưu ý dành cho người bảo lãnh

Diện IR không có người tháp tùng, không bị giới hạn chỉ tiêu visa mỗi năm (trừ trường hợp con cái trên 21 tuổi đã lập gia đình). Khi muốn bảo lãnh phải làm đơn riêng cho từng người.

Visa diện F1 có con dưới 21 tuổi chưa lập gia đình có thể đi theo sang Mỹ, nhưng vợ hoặc chồng thì không thể sang Mỹ theo diện này. Trong đó diện F3 và F4 thì vợ hoặc chồng hoặc con dưới 21 tuổi chưa có gia đình của người được bảo lãnh được đi theo người bão lãnh chính (Principal Beneficiary).

Khi có ý định chuẩn bị du học Mỹ, bạn nên xác định rõ mối quan hệ với người thân bảo lãnh bên Mỹ để hiểu được quyền lợi và cung cấp các giấy tờ phù hợp bạn nhé

Người bảo lãnh du học sinh sang Mỹ du học

Bạn cần xác định rõ mối quan hệ của người bảo lãnh với mình

Điều kiện chung dành cho người bảo lãnh du học sinh du học Mỹ?

Đầu tiên, người thân bên Mỹ của bạn phải là người định cư hợp pháp, nghề nghiệp ổn định và có một số dư tài khoản ngân hàng nhất định. Đặc biệt, thân nhân của bạn phải có hồ sơ pháp lý hoàn toàn trong sạch, vì chỉ cần họ đã từng vi phạm pháp luật thì bạn không thể được chấp nhận được du học Mỹ có người bảo lãnh.

Ngoài ra, người bảo lãnh cho bạn cũng cần phải cung cấp những giấy tờ chứng minh liên quan theo yêu cầu của trường bạn theo học. Giấy tờ kèm theo phải chứng minh được khả năng tài chính của người bảo lãnh trong suốt quá trình bạn ăn ở và học tập tại Mỹ.

Chứng minh tài chính người bảo lãnh ở Mỹ

Để chứng minh tài chính, ngoài Mẫu I-134 được công chứng thị thực, người bảo lãnh còn cần phải nộp các giấy tờ có liên quan đến nguồn thu nhập của mình như:

  • Giấy chứng nhận của ngân hàng, cơ quan tài chính về các khoản gửi ngân hàng. Ví dụ như tài khoản, thời gian ký gửi của người bảo trợ
  • Chứng nhận của công ty hoặc cơ quan đang làm việc về thu nhập mỗi tháng và trình trạng việc làm.
  • Người bảo lãnh làm nghề từ do, ví dụ như kinh doanh ở Mỹ, yêu cầu phải nộp giấy thuế của 2 năm gần nhất.
  • Liệt kê số danh mục, loại và tên của người thừa hưởng nếu người bảo trợ có công trái phiếu.

Các bài viết Chủ đề Bảo lãnh du học Mỹ